Những biện pháp khẩn cấp tạm thời khi yêu cầu mở thủ tục phá sản

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH THIÊN HÒA HÀ NỘI

 

090 411 6298

098 150 3445

 

Trang chủ»Doanh nghiệp»Những biện pháp khẩn cấp tạm thời khi yêu cầu mở thủ tục phá sản

Những biện pháp khẩn cấp tạm thời khi yêu cầu mở thủ tục phá sản

 

Những biện pháp khẩn cấp tạm thời khi yêu cầu mở thủ tục phá sản các chủ nợ, người lao động, công đoàn, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã cần phải biết

 

 

* Cơ sở pháp lý:

-   Luật phá sản 2014;

-   Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản.

* Nội dung:

1. Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn theo quy định tại Điều 5 của Luật phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật phá sản để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc phá sản.

Trường hợp do tình thế khẩn cấp, để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể tiến hành đồng thời với việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng như sau:

a) Quyết định cho bán hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ khi hàng hóa là thực phẩm tươi sống, dễ bị phân hủy, khó bảo quản; hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác); thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày; thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày; hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính, điện thoại thông minh) và các loại hàng hóa, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng;

b) Quyết định cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác khi hoa màu ở thời kỳ thu hoạch; sản phẩm, hàng hóa khác không thể bảo quản được lâu dài;

c) Kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi có căn cứ cho thấy có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc tài sản có khả năng bị mất mát hoặc mất giá trị. Trường hợp tài sản bị kê biên cần được giữ nguyên trạng, đầy đủ, bí mật thì biện pháp kê biên phải được tiến hành đồng thời với niêm phong.

Việc kê biên, niêm phong tài sản phải được lập biên bản và giao trách nhiệm quản lý tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản; Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản hợp pháp hoặc được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (đối với trường hợp tài sản đang được bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự) cho đến khi có quyết định của Tòa án;

d) Quyết định phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng khi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác;

đ) Quyết định phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ khi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài sản được gửi giữ bởi cá nhân, tổ chức khác;

e) Quyết định niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã khi cần thiết phải giữ nguyên trạng kho, quỹ, sổ kế toán, tài liệu đó;

g) Quyết định cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi có căn cứ cho thấy có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đó;

h) Quyết định cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi có căn cứ cho thấy có hành vi tháo gỡ, lắp ghép hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó dẫn đến việc làm giảm sút hoặc mất giá trị của tài sản;

i) Quyết định cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định khi có căn cứ cho thấy việc thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định của họ sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc phá sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan;

k) Quyết định buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

l) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật khi biện pháp đó được quy định tại luật khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 70 của Luật phá sản.

3. Thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ, thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời; hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định của Luật phá sản, pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự.

4. Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;

b) Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản;

c) Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

d) Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật phá sản;

đ) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;

e) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng:

a) Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự;

b) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 113 của Bộ luật tố tụng dân sự;

c) Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bị xử lý trách nhiệm theo quy định tại Điều 129 của Luật phá sản./.

 

Tìm kiếm bài viết

Có thể bạn quan tâm

CÔNG TY LUẬT TNHH THIÊN HÒA HÀ NỘI 

Trang web luatthienhoahanoi.com được xây dựng nội dung bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên và cộng tác viên dựa trên nhu cầu tư vấn thực tế được trang Ban quản trị tổng hợp. Nội dung tư vấn có kèm nhiều thông tin khách hàng cũng như nhiều đối tượng khác được pháp luật bảo hộ. Việc tái bản, phát hành lại vui lòng liên hệ Ban quản trị. Mọi hành vi khác mà chưa được sự đồng ý đều được xem là vi phạm pháp luật.

LIÊN HỆ

  Điện thoại: 024 3756 0712  - 090 411 6298 / 098 150 3445

Email: [email protected]
 Địa chỉ: Số 28, ngõ 112, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

???? Website: www.luatthienhoahanoi.com