Người bị hại rút đơn nhưng vẫn bị khởi tố hình sự

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT TNHH THIÊN HÒA HÀ NỘI

 

090 411 6298

098 150 3445

 

Trang chủ»Hình sự»Người bị hại rút đơn nhưng vẫn bị khởi tố hình sự

Người bị hại rút đơn nhưng vẫn bị khởi tố hình sự

Sự kiện pháp lý: Trường hợp người bị hại rút đơn nhưng vẫn bị khởi tố hình sự

Nội dung: Em trai bạn chở bạn của mình bằng xe máy đến nhà người quen để yêu cầu người này trả lại tiền đã vay cho bạn của em bạn. Khi đến nơi, bạn của em bạn và người kia cự cãi với nhau, người này đã dùng mũ bảo hiểm đập vào đầu xe máy làm vỡ đèn. Bực mình em bạn mở cốp xe lấy dao đâm người đó bị thương, tỷ lệ thương tích được xác định là 35%. Người bị hại làm đơn tố cáo em bạn đến cơ quan công an. Gia đình bạn đã kịp thời thăm hỏi, động viên và bồi thường cho người bị hại. Người bị hại đã rút đơn tố cáo nhưng em bạn vẫn bị khởi tố hình sự, vì sao? Về vấn đề này Công ty Luật TNHH Thiên Hòa tư vấn và xin trao đổi cùng bạn như sau:ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

Điều 134 - BLHS 2015 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại:

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Theo quy định trên, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (người bị gây thương tích). Tuy nhiên, chỉ áp dụng tại Khoản 1 của Điều 134, nghĩa là tỷ lệ thương tích từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:, … Còn trường hợp của em bạn, tỷ lệ gây thương tích cho người khác là 35% thuộc khoản 2 của Điều 134 Bộ luật hình sự: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;”

Do đó, trong trường hợp này người bị hại đã rút đơn thì em bạn vẫn bị khởi tố hình sự, bởi vì hành vi dùng dao đâm bị hại, với mức thương tích được xác định 35%, được xem là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, đe dọa đến tính mạng của bị hại, và như vậy hành vi thực hiện tội phạm đã hoàn thành, việc khởi tố của cơ quan điều tra không phụ thuộc vào ý chí, mong muốn của bị hại mà đó là vấn đề đã được quy định trong điều luật, buộc người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi do mình đã gây ra. Còn việc gia đình bạn đã thăm hỏi kịp thời, bồi thường cho người bị hại thì được xem là tình tiết giảm nhẹ theo Điều 51 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 để làm căn cứ khi Tòa án xét xử để xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật TNHH Thiên Hòa Hà Nội xin được trao đổi cùng bạn để có những hiểu biết cần thiết thông qua một sự kiện pháp lý cụ thể. Tuy nhiên, để bào chữa, bảo vệ cho em bạn theo hướng phạm tội trong trường hợp bị kích động mạnh thì phải phân tích yếu tố lỗi dẫn đến hành vi phạm tội của em bạn là có lỗi do từ phía người bị hại. Vì vậy, bạn cần phải nhờ đến luật sư, văn phòng, công ty luật để bào chữa, bảo vệ cho em bạn, bởi vì, công lý là sự công bằng cần cho tất cả các bên khi vụ án được đưa ra xét xử tại Tòa án và việc cần đến luật sư chính là để nói lên bản chất sự thật, khách quan vốn có của vụ án, đảm bảo giúp cho Thẩm phán, Hội đồng xét xử ra quyết định của bản án được đúng đắn, chính xác và công minh.

 

 

Tìm kiếm bài viết

Có thể bạn quan tâm

CÔNG TY LUẬT TNHH THIÊN HÒA HÀ NỘI 

Trang web luatthienhoahanoi.com được xây dựng nội dung bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên và cộng tác viên dựa trên nhu cầu tư vấn thực tế được trang Ban quản trị tổng hợp. Nội dung tư vấn có kèm nhiều thông tin khách hàng cũng như nhiều đối tượng khác được pháp luật bảo hộ. Việc tái bản, phát hành lại vui lòng liên hệ Ban quản trị. Mọi hành vi khác mà chưa được sự đồng ý đều được xem là vi phạm pháp luật.

LIÊN HỆ

  Điện thoại: 024 3756 0712  - 090 411 6298 / 098 150 3445

Email: [email protected]
 Địa chỉ: Số 28, ngõ 112, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

???? Website: www.luatthienhoahanoi.com